Tích hợp bằng lái xe vào CCCD online trên app VNeID với 3 bước đơn giản

Tich hop bang lai xe vao CCCD online tren app VNeID voi 3 buoc don gian e1687510729959

Thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử do Bộ Công an phát hành được coi là một trong những thẻ CCCD tiên tiến, hiện đại bậc nhất nước ta từ trước đến nay. Mặt trước thẻ có mã QR để quét ra nhiều thông tin quan trọng của người dân. Tích hợp bằng lái xe vào CCCD online trên app VNeID giúp người dân thuận tiện hơn trong việc mang các giấy tờ cần thiết khi lưu thông trên đường mà không sợ rơi rớt, thất lạc. Hãy cùng tìm hiểu với Trung Tâm Đào Tạo Lái Xe Ô Tô Cần Thơ!

Cách tích hợp bằng lái xe vào VNeID

Bước 1: Tải ứng dụng VNeID

Sau khi đã tải về máy xong, mở ứng dụng VNeID lên và đăng nhập tài khoản vào > Chọn Ví giấy tờ > Nhấn vào Tích hợp thông tin.

mở ứng dụng VNeID lên và đăng nhập tài khoản vào > Chọn Ví giấy tờ > Nhấn vào Tích hợp thông tin

Bước 2: Tạo yêu cầu tích hợp Giấy phép lái xe

Chọn Tạo mới yêu cầu > Nhấn vào Chọn thông tin, tiếp đó hãy chọn vào mục thông tin là Giấy phép lái xe.

chọn Tạo mới yêu cầu > Nhấn vào Chọn thông tin, tiếp đó hãy chọn vào mục thông tin là Giấy phép lái xe

Bước 3: Điền thông tin trên GPLX để gửi yêu cầu tích hợp

Điền đầy đủ thông tin như Số giấy phépHạng giấy phép lái xe vào ứng dụng và nhấn Gửi yêu cầu và đợi khoảng 3 ngày làm việc để được duyệt yêu cầu.

điền đầy đủ thông tin như Số giấy phép, Hạng giấy phép lái xe vào ứng dụng và nhấn Gửi yêu cầu

CCCD gắn chip có thể tích hợp các loại giấy tờ gì?

Trong con chip điện tử của căn cước công dân có chứa các thông tin quan trọng về nhân thân của mỗi công dân như: Mã định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân cũ, họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, địa chỉ thường trú, dấu vân tay, võng mạc, hình ảnh, đặc điểm nhận diện,…

Thẻ căn cước công dân gắn chíp có thể tích hợp thêm nhiều thông tin về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, “tích hợp bằng lái xe vào CCCD online trên app VNeID”, giấy chứng nhận đăng ký xe, mã số chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề, tiêm chủng, giáo dục, y tế,…

Căn cước công dân gắn chip cũng được tích hợp thông tin về người phụ thuộc đi cùng với người có thẻ căn cước công dân như con chưa đủ 14 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự,…

Ngoài những giấy tờ tích hợp trên thì thẻ căn cước công dân gắn chíp còn có thể xác thực điện tử với các ứng dụng công nghệ khác như: ví điện tử, chứng khoán, thanh toán không dùng tiền mặt, thậm chí là thẻ ngân hàng,…

Tại thời điểm Covid – 19 thẻ Căn cước công dân còn được tích hợp thông tin thẻ xanh, thông tin tiêm chủng, giấy đi đường,…

Hiện nay: Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an cũng đang triển khai kết hợp với các cơ quan có liên quan, nghiên cứu để tích hợp thêm các loại giấy tờ khác lên thẻ Căn cước công dân gắn chip với mục đích là hiệu quả, tiết kiệm cho cả cá nhân làm thẻ và cả Nhà nước.

Sự khác nhau giữa tài khoản mức 1 và mức 2

Theo các điều 8, 9, 12 Nghị định 59, tài khoản định danh điện tử của cá nhân đều có các thông tin cơ bản quan trọng để xác định danh tính. Trong đó, tài khoản định danh điện tử cá nhân được chia thành 2 mức độ với thông tin và giá trị sử dụng không giống nhau.

Định danh điện tử cá nhân mức độ 1

Tài khoản định danh điện tử cá nhân mức độ 1 gồm các thông tin: Số định danh cá nhân; họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính. Trường hợp là người nước ngoài thì có thêm thông tin về số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

Định danh điện tử cá nhân mức độ 2

Tài khoản định danh điện tử cá nhân mức độ 2 có đầy đủ thông tin cá nhân như cấp độ 1, ngoài ra còn có thêm thông tin sinh trắc học là ảnh chân dung, vân tay, “Tích hợp bằng lái xe vào CCCD online trên app VNeID”, đăng ký xe, thẻ BHYT…

Những lợi ích khi dùng thẻ CCCD gắn chip

Độ bảo mật cao chỉ chủ thẻ mới có thể sử dụng, nếu bị mất cũng không gặp rủi do: Việc lưu trữ các thông tin liên quan đến cá nhân trên con chip của thẻ căn cước công dân thì chỉ các cơ quan chức năng mới được trang bị đầu đọc chíp chuyên dụng để trích xuất thông tin trên thẻ Căn cước công dân.

Do đó, việc đảm bảo an toàn cho các thông tin trên thẻ căn cước công dân được đảm bảo tuyệt đối, trường hợp có làm mất thẻ căn cước công dân thì thông tin của người chủ thẻ căn cước cũng không bị đọc được bởi một cá nhân, tổ chức khác mà không đúng thẩm quyền.

Con chip trên thẻ Căn cước công dân đem lại tính linh hoạt khi cần bổ sung hoặc sửa đổi thông tin của công dân để thống nhất quản lý trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Dữ liệu trên chip có thể truy cập được ngay lập tức mà không bị phụ thuộc vào kết nối mạng vì chỉ thông qua các thiết bị cho phép đọc thông tin trên chíp, giúp cho việc xác định danh tính được thực hiện ngay lập tức, hạn chế tối đa việc giả mạo danh tính.

Tích hợp thêm nhiều thông tin giấy tờ cá nhân nên người sử dụng ít phải mang theo giấy tờ theo người, không sợ cồng kềnh, mất hay thất lạc.

Giảm chi phí cho việc công chứng giấy tờ: việc có thẻ căn cước công dân gắn chip sẽ giảm thiểu việc phải cung cấp với các cơ quan, tổ chức bản công chứng giấy tờ cá nhân.

Việc cho phép tích hợp nhiều ứng dụng như chữ ký số, xác thực sinh trắc học sẽ giúp việc xác định danh tính qua giao dịch nhanh hơn, an toàn và độ chính xác cao hơn. Có thể sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch cụ công cộng và tư nhân. Việc sử dụng căn cước công dân gắn chíp cũng phòng tránh giả mạo giấy tờ.

Hiện nay nếu người dân có thẻ Căn cước công dân gắn chip mà đã tích hợp thẻ bảo hiểm y tế thì khi đi khám chữa bệnh BHYT thì chỉ cần xuất trình thẻ CCCD gắn chip thay vì phải xuất trình thêm thẻ Bảo hiểm y tế như trước kia.

Như vậy, Thẻ Căn cước công dân không chỉ mang lại lợi ích cho cơ quan nhà nước trong việc quản lý về dân cư mà còn thuận tiện cho công dân sử dụng thẻ Căn cước công dân giúp giảm tải các thủ tục hành chính không đáng có, vừa tiết kiệm chi phí vừa hiệu quả trong việc sử dụng, một trong số đó là việc tích hợp Tích hợp bằng lái xe vào CCCD online trên app VNeID.