Lỗi đè vạch là gì? Mức phạt bao nhiêu đối với ô tô?

Loi de vach la gi Muc phat bao nhieu doi voi o to

Vạch kẻ đường là biểu hiện giao thông quan trọng, giúp hướng dẫn và kiểm soát xe cộ để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu rõ về loại vạch kẻ đường khác nhau, dẫn đến việc vi phạm lỗi đè vạch kẻ đường xảy ra thường xuyên. Mức phạt cho vi phạm này thường là cao do ảnh hưởng xấu đến an toàn giao thông. Hãy cùng Tư vấn Đào tạo lái xe Cần Thơ tìm hiểu nhé!

Lỗi đè vạch là gì?

Mặc dù hiện tại chưa có định nghĩa chính thức về lỗi đè vạch kẻ đường, tuy nhiên, Luật Giao thông Đường Bộ năm 2008 đã quy định rõ ràng rằng khi tham gia giao thông, người lái xe phải tuân thủ theo dấu hiệu và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ. Trong hệ thống này, các vạch kẻ đường được sử dụng để phân chia các làn đường và giới hạn địa điểm và thời gian dừng và đỗ xe trên đường. Người tham gia giao thông không được đè hoặc cắt qua các loại vạch kẻ đường này.

Các loại vạch kẻ đường bị cấm đè bao gồm: vạch dọc đường, vạch cấm dừng đỗ xe, vạch ngang đường,… Tuy nhiên, một số người có thể nhầm lẫn giữa việc vi phạm vạch kẻ và vi phạm sai làn đường. Làn đường là một phần đường xe chạy và có bề rộng an toàn cho xe chạy.

Do đó, nếu xe ô tô lấn làn như hai nửa xe ở hai bên đường khác nhau hoặc thân xe đè qua vạch vàng, nó có thể bị xử lý như vi phạm sai làn. Có rất nhiều loại vạch kẻ đường khác nhau, được chia thành từng nhóm riêng, ví dụ như: vạch phân chia hai chiều xe chạy, vạch cùng chiều, vạch giới hạn đường xe chạy,…

Theo quy định của pháp luật, vạch kẻ đường liền tại đường hai chiều sẽ có nhiệm vụ phân chia làn đường, giới hạn phần xe chạy hoặc phân chia làn xe, không có dải phân cách giữa. Các phương tiện chú ý không được phép đề lên các loại vạch kẻ đường này.

Các loại vạch kẻ đường phổ biến

Căn cứ vào Phụ lục G ban hành kèm theo QCVN 41:2019/BGTVT quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ quy định về những loại vạch kẻ đường như sau:

Nhóm vạch phân chia các làn xe chạy ngược chiều

  • Vạch 1.1: Vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đơn, đứt nét. Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.
  • Vạch 1.2: Vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đơn, nét liền. Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
  • Vạch 1.3: Vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đôi, nét liền. Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
  • Vạch 1.4: Vạch phân chia hai chiều xe chạy, dạng vạch đôi gồm một vạch nét liền, một vạch nét đứt. Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.
  • Vạch 1.5: Vạch xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy. Dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.

Lỗi đè vạch là gì Mức phạt bao nhiêu đối với ô tô

Nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều

  • Vạch 2.1: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, đứt nét. Dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch 2.1.
  • Vạch 2.2: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét. Dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
  • Vạch 2.3: Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên. Dành riêng cho một loại xe cơ giới nhất định (vạch liền nét), các loại xe khác không được đi vào làn xe này trừ những trường hợp khẩn cấp theo Luật Giao thông đường bộ.Vạch giới hạn làn đường ưu tiên cho một loại xe cơ giới nhất định (vạch đứt nét), các xe khác có thể sử dụng làn đường này nhưng phải nhường đường cho xe được ưu tiên sử dụng làn khi xuất hiện loại xe này trên làn xe. Xe trên làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên có thể cắt qua các vạch này khi làn đường hoặc phần đường xe chạy liền kề không cấm sử dụng loại xe này.
  • Vạch 2.4: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt nét). Dùng để phân chia các làn xe cùng chiều, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.

vạch kẻ đường là gì

Mức phạt lỗi đè vạch đối với ô tô?

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được thay thay thế một số cụm từ bởi điểm a, điểm I khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a khoản 6; điểm a, điểm c, điểm d khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;”

Theo đó, người điều khiển xe ô tô có hành vi không chấp hành vạch kẻ đường thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

TRUNG TÂM TƯ VẤN ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ CẦN THƠ

✅ Học phí trọn gói, có thể chia thành nhiều lần đóng
✅ MIỄN PHÍ áo đồng phục, tài liệu, lệ phí thi tốt nghiệp
✅ MIỄN PHÍ phần mềm luyện thi lý thuyết và mô phỏng online trên máy tính và điện thoại do trungtamdaylaixe.vn xây dựng
✅ Xe đời mới, giáo viên tận tâm, không phát sinh chi phí thầy cô
✅ Lịch học lý thuyết và thực hành linh hoạt sắp xếp theo đăng ký của học viên
✅ Giáo viên kèm sát 1-1, thực hành cho đến khi lái tốt
✅ Bảo đảm học viên hoàn thành khóa học có thể tự tin điều khiển xe trên mọi địa hình
✅ Tập lái đường trường đi các tỉnh: Châu Đốc, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Hà Tiên, Đồng Tháp, Cà Mau, Đà Lạt…

Mọi thắc mắc về thủ tục đăng ký và học lái xe hạng B11 – B2 – C xin vui lòng liên hệ:

Thầy Khoa (0918.916.680 – 0932.883.446)

Văn phòng tư vấn, tiếp nhận hồ sơ:

Số 85 đường Xuân Thủy, KDC Hồng Phát, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí